12/4/12

Mái ấm tình thương chùa Từ Hạnh - Quận Bình Tân TPHCM


Mái ấm tình thương chùa Từ Hạnh nằm trong con hẻm nhỏ (địa chỉ 392/1 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc, Quận Bình Tân) là nơi nuôi dưỡng hơn 70 trẻ em mồ côi và 20 cụ già không nơi nương tựa. Mái ấm được chia thành hai khu là nơi chăm sóc các em nhỏ mồ côi và khu chăm sóc nuôi dưỡng các cụ già neo đơn không nơi nương tựa.


Một số em khi mới sinh ra đã mang bệnh tim, bại liệt, down, ảnh hưởng chất độc màu da cam, có em bị cha mẹ bỏ rơi khi mới vừa lọt lòng, có em cha mẹ đều đã mất. Sư cô cho biết các em bé mồ côi sống ở đây rất nghịch nhưng cũng rất biết vâng lời và có ý thức giúp đỡ, che chở lẫn nhau như anh em ruột thịt, chùa chỉ có 7 sư cô và hơn mười cô bảo mẫu chia nhau việc chăm sóc hơn 70 em và gần 20 cụ già, nhưng hầu như chưa ai phải than phiền trong công việc chăm sóc này.



(hình ảnh sưu tầm)

Hầu hết các cụ già neo đơn đều có hoàn cảnh khó khăn, có cụ thì con cháu nghèo khó nên các cụ đến nương nhờ chùa, có cụ thì không nhà không cửa biết tin tự tìm đến chùa xin ở, có cụ sống lây lất được người khác cảm thương mà dắt về chùa xin tá túc sống vào những ngày tháng cuối đời… Các cụ già neo đơn còn sức khỏe thì làm công quả, các việc vặt trong chùa như quét sân, nhặt rau, chăm sóc trẻ em mồ côi. Những cụ bệnh tật, không còn sức lao động thì được châm cứu, uống thuốc, có người chăm sóc trong sinh hoạt hàng ngày.

Chùa Từ Hạnh - Nhà Trẻ Từ Thiện
địa chỉ 392/1 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc, Quận Bình Tân TPHCM
ĐT: 38776178 - 37523527



24/2/12

CÂU CHUYỆN MỘT CON ĐƯỜNG...

Chúng ta cũng không khác gì một đoàn người cùng bước đi trên Con Đường, một đoàn người vô cùng phức tạp: khác biệt nhau về đủ mọi mặt, từ tuổi tác, sức khỏe, văn hóa đến trình độ hiểu biết... Có những người thanh thản và yên lặng tiến bước; có những người bận rộn ngược xuôi nhằm khuyến khích và dìu dắt người khác, thậm chí đưa cả lưng mình để cõng người yếu đuối; lại cũng có kẻ chỉ thích đứng ở các trạm đón xe và chờ người đến rước. Ấy là chưa nói đến các cảnh tượng chen lấn và móc túi, hoặc lường gạt và lợi dụng nhau... Hơn nữa cũng có nhiều người không nhìn theo hướng ngón tay để tiến bước mà chỉ loanh quanh tìm kiếm của cải của người khác đánh rơi hoặc vứt bỏ lại, để rồi nào ôm, nào vác, nào đội lên đầu để mà vừa đi vừa vấp ngã. Không những thế, trên đường lại cũng có những đoàn người đi ngược chiều và chúng ta phải nép sang một bên để tránh không đâm sầm vào họ. Nhìn sang hai bên vệ đường thì chúng ta cũng sẽ thấy nhiều cảnh tượng thật huyên náo: nào chợ búa, cửa hàng, nhà hát, sòng bài, kể cả những cảnh lường gạt, đâm chém, bắn giết, bom nổ, nhà cháy, cầu sập..., và cũng có một số người dừng lại để mải mê nhìn và trong lòng thì vẫn còn cứ muốn xông vào để tham gia.

Bài viết ngắn này phác họa lại bằng một vài nét thật đơn sơ hình ảnh của Con Đường đó với đoàn người đang lầm lũi bước đi, hầu giúp cho mỗi người trong chúng ta nhìn thấy chính mình trên Con Đường đó để chọn cho mình một cách tiến bước tốt đẹp nhất.

Trên Con Đường đó lúc nào cũng có những người tu tập vừa đi vừa ngoảnh lại, hoặc vẫn còn thích ngắm nhìn những cảnh tượng đủ loại ở hai bên đường. Có những người khập khễnh phải nương tựa vào nhau mà đi, có những người ngồi xuống để băng bó vết thương cho những người vấp ngã, và cũng có những người đi rất nhanh. Dù sao thì tất cả mọi người trên Con Đường đều có thể bước vào giai đoạn cuối cùng vào một ngày nào đó...

Nguồn: Hoang Phong