29/10/14

Chuyến đi từ thiện Cần Giờ 26-10-2014

I/ Thông tin Cần Giờ:

Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía Đông Nam của TP. Hồ Chí Minh, cách trung tâm khoảng 50 km. Địa hình chia cắt bởi sông, rạch, không có nước ngọt.

Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển Đông hiện hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam, đó là khu rừng ngập mặn Cần Giờ.

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, còn gọi là rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn".

II/ Hành trình từ thiện Cần Giờ

Đúng 6h30 nhóm xuất phát bằng xe 7 chổ từ cty Arttango, mọi người chuẩn bị quà từ thiện từ hôm trước: gạo, sữa, đường, dầu ăn,…. Cùng với thức ăn nấu ăn trưa mang theo cho nhóm (lẫu bao tử hầm tiêu, cá khô tộ,..). Sau 1 tiếng đồng hồ đoàn cũng đã lên được phà Bình Khánh, mọi người tinh thần rất phấn khởi, trong đó có 2 thành viên nhí cũng tranh thủ chụp hình lưu niệm.


Dọc theo con đường 2 bên đường khu rừng Sác, cây cối đổ bóng mát, cảnh tượng thật cảm xúc khó tả. Nhóm cũng tranh thủ ghé lại 1 quán nước dừa bên cạch đường ăn sáng nạp năng lượng.


Và như dự đoán trước dù đường rộng vắng nhưng tài xế cũng tuân thủ đúng tốc độ (60km/h) nên qua được cả 3 trạm có công an Giao thông tuần tra, trong đó trạm cuối dù bị bắn tốc độ nhưng vẫn không hề hấn chi vì tốc độ lúc đó chỉ 55km/h. Duy chỉ có 3 chiếc xe máy đi phía sau đoàn bị bắt lại do phóng nhanh quá tốc độ.

Đến 10h nhóm cũng đến thăm tại trường Chuyên biệt Cần Thạnh và do trường nằm khuất trong ngõ qua 1 cây cầu nhỏ nên đoàn nhờ anh Bảo vệ đón sẳn chở bằng xe máy mang gạo quà vào đến tận trường.


Còn riêng các thành viên nhóm theo sự Hướng Dẫn của Cô Thu phải đi bộ vào trường vài trăm mét. Nhóm được cô Thu mời vào phòng tiếp khách uống trà và thuyết trình lịch sử hình thành trường cũng như hoàn cảnh khó khăn của các em nhỏ phải đi học cách xa trường. Thành viên nhóm tranh thủ tới các phòng học phát quà sữa cho các em, gửi cho trường 150kg gạo, dầu ăn và nước mắm nhờ các cô nấu ăn trưa cho các em trong những ngày các em đến trường học.


Vì thời gian cũng quá trưa nên đoàn nhờ cô Chi tiếp tục dẫn đi dến tận nhà của 3 trường hợp đặc biệt bại não, khiếm thính để thăm hỏi động viên và trao tận tay gia đình quà của nhóm:
  1. Em Thảo Nguyên: bại não

    Em Thảo Nguyên sinh năm 2009 bị căn bệnh bẩm sinh do xương cổ yếu, nghe và hiểu ít, không nói được và ăn chậm, khó ăn, hay gồng mình, gọi tên thì em cũng chỉ biết cười. Gia đình chỉ có mỗi mình em.Mẹ thì ở nhà chăm sóc em còn Cha thì làm thuê ai kêu gì thì làm nấy,công việc cũng không ổn định. Gia đình hoàn cảnh gặp khó khăn có căn nhà lá nhỏ nằm sao lưng nhà nội trong con hẻm nữa m2, gia đình cũng có đến trung tâm để nhờ các giáo viên đến nhà dạy.
  2. Em Như ý: khiếm thính

    Em sinh năm 2009 bị khiếm thính, nhà có 3 chị em ở chung với bà Nội, Em Như Ý là con đầu lòng. Gia đình hoàn cảnh khó khăn không nhà cửa nên phải ở trọ nhờ.
    Bà nội và các cháu ở chung, bà thì bán vé số, cha thì bán băng đĩa, mẹ vừa mới sinh đứa em được mấy ngày, gia đình không có điều kiện để đưa em đi đến bệnh viện chữa trị.

  3. Em Long: bại não

    Em 7 tuổi rất là đáng thương, khi em sinh ra vẫn bình thường và dễ thương, lớn đến 4 tháng rưỡi mẹ em đưa em đi chích ngừa viêm gan B, khi đưa về nhà sau đó phát hiện bé bị sưng chân và bầm tím và đau thì gia đình đem lên bệnh viện nhi đồng thì bác sĩ nói bị chết não do sốc thuốc chích, hiện tại em chỉ giao tiếp bằng mắt và nói được vài tiếng, gia đình có nhờ thầy thuốc nam đến điều trị cho em Long tập vật lý trị liệu và đắp thuốc chân.
    Hoàn cảnh gia đình nghèo cũng từ Đồng Tháp lên huyện Cần Giờ thuê nhà ở để lập nghiệp ba thì làm thợ mộc mẹ ở nhà chăm sóc em và đứa em còn nhỏ.

16/10/14

Ra đi ta có được gì ?

Ra đời hai tay trắng. Lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy.. Túi đời như mây bay..........

Tất cả chân lý đều ở trong cuộc sống này, khi sống với tham sân si thì đó là luân hồi đau khổ, khi đoạn tận tham sân si thì đó là Niết-bàn tịch tịnh. Vậy bài học là thấy ra đâu là đau khổ, đâu là Niết-bàn và nguyên nhân của nó ngay trong chính mình và cuộc sống chứ không phải cố gắng cho những ảo tưởng ở tương lai... Lắng nghe, quan sát lại chính mình trong tương giao với cuộc sống, sẽ thấy ra (vipassati) mọi chân lý mà chư Phật đã chứng ngộ.
Viên Minh

“ Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhịn.”
Dalai Lama

Phần lớn chúng ta khổ vì muốn được thường, lạc, ngã mà không thấy vô thường, khổ, vô ngã trong vạn pháp. Trong vô thường mà muốn thường hằng, trong khổ đau mà muốn hạnh phúc, trong vô ngã mà muốn đó là ta, của ta và tự ngã của ta: Đây được gọi là những điên đảo tưởng.
Mọi sự mọi vật do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt. Do đó ai muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ đau. Ví dụ như hoa Mai có nở có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng .
Mọi sự mọi vật do ái dục + vô minh, tức tham-sân + si chi phối trong các hành động tạo tác mà đưa đến sầu khổ. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết nhưng ai tham sống sợ chết thì sẽ khổ đau phiền muộn.
Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm "ta, của ta, tự ngã của ta" được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là "ta thấy", tai nghe mà cho là "ta nghe"... rồi "đây là con ta", "đây là tài sản của ta"... nên mới khổ.
Viên Minh

Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”.
Ra đời hai tay trắng.
Lìa đời trắng hai tay.
Sao mãi nhặt cho đầy.
Túi đời như mây bay.
Hãy thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.
Dalai Lama

Thiên Đàng, Cực Lạc, chỉ là cách gọi tên thôi. Phật giáo, Thiên Chúa giáo chỉ là hệ thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên thực tế Chân Lý vẫn là một đối với người đã giác ngộ. Giống như người miền Trung gọi là củ sắn thì người miền Nam gọi là củ mì, còn người nào ăn củ đó rồi thì mới thấy chỉ là một củ thôi ...
Khi còn tranh cãi nhau về cách lập ngôn hay còn chấp giữ hệ thống lý thuyết riêng của mình thì vẫn còn chưa thấy Chân Lý... Chính ý niệm của con người chia cắt manh mún Sự Thật thành cái của tôi và của anh mà thôi.
Viên Minh

Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta? Nhận thức rằng “ Vạn vật đồng nhất ”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài.
Dalai Lama

Có hai cách biết: Một là cái biết thực tính (paramattha), hai là cái biết chế định (paññatti) với khái niệm.
Khi biết thực tính thì không qua khái niệm và không phản ứng tạo tác (không làm: vô vi, hoặc làm mà không tạo tác: duy tác).
Khi biết chế định với khái niệm thì có hai cách: Một là làm thiện theo nhu cầu cần thiết, hai là làm bất thiện theo tà kiến và tham ái.
Vì vậy, thấy biết chân thật là chính, còn làm hay không là một động lực tất yếu từ sự thấy biết này.
Viên Minh

“Sống với đạo Phật:
- Nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp; đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác.
- Nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức; đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.
Dalai Lama

Trí tuệ không để bản ngã xen vào (= chấp thủ của các tư kiến) sự vận hành của các Pháp được gọi là Minh. Chỉ có Minh mới chấm dứt được toàn bộ tiến trình của bản ngã trói buộc con người, làm cho con người bị động trong vòng luân hồi sinh tử.
Viên Minh

“Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu.
- Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô.
- Anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.
Dalai Lama

- Trong lành là tuyệt đỉnh của Giới. Định
- Tĩnh lặng là tuyệt đỉnh của Định.
- Sáng suốt là tuyệt đỉnh của Tuệ.
Thực ra, chỉ có buông xả mới đạt được tuyệt đỉnh của Giới Định Tuệ mà thôi...
Viên Minh

“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
Ví như trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác.
Vì thế, nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí tuệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”
Dalai Lama

Hãy tin vào tất cả nhưng cũng đừng tin vào điều gì cả, hay nói chính xác hơn là đừng bám víu vào bất cứ điều gì. Tin vào mọi sự, mọi người, mọi vật… vì tất cả điều gì đến với mình đều có nhân duyên với mình, đều là bài học giúp mình học ra cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, cái chân cái giả…
Do đó phải biết ơn và phải học cho thật nhiệt tình, tận tâm và chuyên chú… chứ không nên chểnh mảng.
Nhưng cẩn thận đấy, đừng bám víu vào điều gì, vì bám víu là dính mắc, dính mắc là trói buộc, trói buộc là đau khổ, là không còn thong dong tự tại...
Viên Minh

"Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, Nó đến từ chính hành động của bạn.. .
Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt.
Dalai Lama

Đến một lúc ...

Khi đã trải qua bao buồn vui thương ghét, bao hy vọng chán chường, bao thành công thất bại, đến một lúc chúng ta chợt nhận thấy rằng tất cả mọi sự trên đời đều đến rồi đi, đều có rồi không, dường như chỉ là một tuồng ảo hóa.

Đến một lúc, chúng ta bỗng thông hiểu tất cả mọi quy luật của đất trời: không có gì là trường tồn bất biến, ngược lại, chính nhờ biến đổi mà chúng ta có được những điều mới mẻ tinh khôi.

Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong tinh thần.

Chúng ta sống quá lâu trong thành kiến và định kiến hẹp hòi, và thói xấu nàycùng chen chân với lòng kiêu ngạo trong ngôi nhà bản ngã; đến một lúc, chúng ta cần phải bước ra khỏi cửa để ngắm nhìn tất cả sự mênh mông bát ngát của đất trời.

Đến một lúc, chúng ta cảm nhận được niềm vui khi lòng mình rộng mở và tim mình thắp sáng lên niềm tin yêu vào cuộc sống

Đến một lúc, chúng ta nhìn lại và cười vào những trò hề do chính mình tạo ra,và chúng ta trở nên trầm lắng để nghiệm ra tâm hồn cần tĩnh tại dường nào

Chúng ta chợt nhận thấy quy luật sâu xa của hạnh phúc trong cuộc sống không chỉ là đón nhận mà còn là cho đi.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy ngập tràn hạnh phúc không phải vì vớt lên được cái gì đó từ dòng nước, mà chính là quăng xuống bớt để dòng nước cuốn trôi

Đến một lúc, chúng ta hiểu được niềm vui đích thật không phải là ở đỉnh vinh quang hay ngọn núi ngập hoa vàng, mà chính là được bước đi thảnh thơi và ngắm hoa đồng cỏ nội trên đường.

Chúng ta chợt nhận ra rằng hạnh phúc không ở đâu xa mà chính là được mãn nguyện trong từng giây phút hiện tại.

Khi đã trải qua bao buồn vui thương ghét, bao hy vọng chán chường, bao thành công thất bại, đến một lúc chúng ta chợt nhận thấy rằng tất cả mọi sựtrên đời đều đến rồi đi, đều có rồi không, dường như chỉ là một tuồng ảo hóa.

Chúng ta cảm thấy mọi lý luận, ngôn từ đều thừa thãi, thay vào đó chỉ cần một nụ cười, một ánh mắt hoặc một tình thương nồng ấm, dẫu chỉ là của khách qua đường, cũng đủ làm cho ta ấm lòng và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta thấy tuổi trẻ của mình chỉ toàn là ước mơ và nỗ lực xây đắp một tương lai mơ hồ, và tuổi già thì luôn hồi tưởng và tiếc nuối một dĩ vãng xa rồi.

Trong đời người ngắn ngủi chúng ta đã bỏ lỡ bao sự sống nhiệm mầu trong thực tại giản đơn.

Đến một lúc, chúng ta hiểu ra rằng duy chỉ tình thương chứ không phải thứ gì khác, mới giúp được con người thiết lập lại trật tự và hòa bình cho nhân loại.

Mọi dòng sông đều chảy ra biển cả, mọi con đường chân lý đều hướng về nẻo đạo vô biên, và mọi yêu thương chung cuộc đều đạt đến chân phúc.

Đến một lúc, chúng ta cần phải dọn đất trồng hoa trên mảnh vườn của mình,hơn là mỏi mòn chờ đợi ai đó mang hương sắc đến dâng cho mình.

Tất cả mọi hành động của ta chỉ là những đợt sóng lăn tăn trên mặt biển.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy rằng những việc làm thường nhật phải đem lạiniềm vui cho cuộc sống hàng ngày, chứ không phải là những ép buộc hay là tập quán khô khan máy móc trong đời.

Đến một lúc, chúng ta hiểu ra rằng ích kỷ thường khiến mình nhìn thấy lỗi lầmvà cái xấu nơi người khác hơn là nơi bản thân.

Chúng ta thường che chở và bảo vệ mình khỏi những tổn thương, nhưng như thế là vô tình làm hại và giết chết mình.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy sự tha thứ bao dung là món quà vô giá cầnthiết mà con người có thể trao tặng cho nhau không bao giờ vơi.

Khi chúng ta cảm thấy tham vọng của mình quá lớn trong khi đời người quángắn, là lúc chúng ta hiểu rằng hành trang cho lộ trình vạn dặm không phải là những gì có thể nắm bắt bên ngoài mà là tâm linh bất diệt bên trong.

Đến một lúc, chúng ta hiểu rằng con đường tâm linh tuyệt đối đơn độc, không ai có thể đi cùng mình dẫu đó là người thân yêu nhất.

Khi chúng ta cảm nhận được rằng những khoảnh khắc tĩnh lặng nhỏ bé trongtâm hồn còn quý giá hơn cả những tài sản được cất giữ chung quanh là lúc chúng ta định được giá trị đích thật của một kiếp người.

Chúng ta hiểu rằng cần thánh hóa đời sống hơn là đi tìm thiên đường ở chốn xa xôi.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy không còn khiếp sợ địa ngục hoặc một thế lực tối cao nữa; nhưng bằng trí tuệ tuyệt vời, chúng ta thấy rằng vạn pháp vốn là không, và số phận tùy thuộc vào khả năng giác ngộ của chính mình

Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương, vì dòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta đến bến bờ tươi sáng của ngày mai.

Sưu tầm