Một trong năm giới mà người Phật tử chân chính phải hành trì là tránh xa vọng ngữ. Tích cực hơn, người Phật tử phải nói lời chân thật, biết thủ tín và nói như thế nào làm như thế ấy.
Lời nói chân thật là một trong thập thiện nghiệp mà người hành trì không những đem lại lợi ích cho mình mà còn góp phần xây dựng một xã hội đạo đức. Vì muốn được trật tự, xã hội cần đòi hỏi một số điều kiện trong đó có sự tín nhiệm lẫn nhau nhờ mọi người đều chân thật.
Đoạn kinh sau đây mô tả một người chân thật:
"Ở đây một người thiện nam từ bỏ sự giả dối, xa lánh vọng ngữ, nói lời chân thật dù ở nơi hội họp đứng đắn, giữa đám đông, trong tư gia với bà con thân thuộc, trong nhiệm sở hay khi làm nhân chứng tại pháp đình.... Như vậy, người ấy sẽ không vì cá nhân mình, không vì ai khác, cũng không vì một lợi lạc vật chất mà cố ý nói sai sự thật". (Sāleyyaka Sutta M.I, 228).
Thật ra chánh ngữ không phải chỉ giới hạn trong lời nói chân thật mà còn cần phải:
- Tránh dùng lời phao vu để chia rẽ, hay gây bất hoà giữa người này với người khác, trái lại phải tìm cách đem lại hoà hợp và thông cảm giữa mọi người.
- Tránh dùng lời thô lỗ để hạ nhục kẻ khác, trái lại phải nói lời thanh tao, hoà nhã, lịch sự, lễ độ để an ủi, khuyến khích hay thuyết phục kẻ khác.
- Tránh những câu chuyện phiếm vô bổ, phải nói đúng lúc, hợp lý và hữu ích.
Cũng có trường hợp, khi chúng ta nói chân thật và lễ độ mà vẫn chạm đến tự ái của kẻ khác khiến họ phật lòng. Tuy thế đôi khi cần phải nói sự thật dù có mất lòng nhưng hữu ích. Như vị bác sĩ muốn chữa một vết thương của bệnh nhân đôi khi không thể không gây cho bệnh nhân một chút đau đớn, vì nếu không đụng đến vết thương thì làm sao điều trị được. Vì thế trong kinh Abhayarājakumāra có phân loại lời nói theo chân, thiện và mỹ như sau:
Trích Con đường hạnh phúc - Viên Minh & Trần Minh Tài
http://www.tuvienquangduc.com.au/coban/20cdhp17.html
Lời nói chân thật là một trong thập thiện nghiệp mà người hành trì không những đem lại lợi ích cho mình mà còn góp phần xây dựng một xã hội đạo đức. Vì muốn được trật tự, xã hội cần đòi hỏi một số điều kiện trong đó có sự tín nhiệm lẫn nhau nhờ mọi người đều chân thật.
Đoạn kinh sau đây mô tả một người chân thật:
"Ở đây một người thiện nam từ bỏ sự giả dối, xa lánh vọng ngữ, nói lời chân thật dù ở nơi hội họp đứng đắn, giữa đám đông, trong tư gia với bà con thân thuộc, trong nhiệm sở hay khi làm nhân chứng tại pháp đình.... Như vậy, người ấy sẽ không vì cá nhân mình, không vì ai khác, cũng không vì một lợi lạc vật chất mà cố ý nói sai sự thật". (Sāleyyaka Sutta M.I, 228).
Thật ra chánh ngữ không phải chỉ giới hạn trong lời nói chân thật mà còn cần phải:
- Tránh dùng lời phao vu để chia rẽ, hay gây bất hoà giữa người này với người khác, trái lại phải tìm cách đem lại hoà hợp và thông cảm giữa mọi người.
- Tránh dùng lời thô lỗ để hạ nhục kẻ khác, trái lại phải nói lời thanh tao, hoà nhã, lịch sự, lễ độ để an ủi, khuyến khích hay thuyết phục kẻ khác.
- Tránh những câu chuyện phiếm vô bổ, phải nói đúng lúc, hợp lý và hữu ích.
Cũng có trường hợp, khi chúng ta nói chân thật và lễ độ mà vẫn chạm đến tự ái của kẻ khác khiến họ phật lòng. Tuy thế đôi khi cần phải nói sự thật dù có mất lòng nhưng hữu ích. Như vị bác sĩ muốn chữa một vết thương của bệnh nhân đôi khi không thể không gây cho bệnh nhân một chút đau đớn, vì nếu không đụng đến vết thương thì làm sao điều trị được. Vì thế trong kinh Abhayarājakumāra có phân loại lời nói theo chân, thiện và mỹ như sau:
- LỜI NÓI CHÂN, MỸ, THIỆN.
Tức là lời chân thật, khả ái và có lợi cho người nghe. Chữ mỹ ở đây dùng với nghĩa đẹp lòng người, làm cho người hoan hỷ khi nghe. Như trường hợp Đức Phật thuyết pháp, Ngài trình bày chân lý (chân) để chuyển mê khai ngộ cho chúng sanh (thiện) và khi nghe xong thính chúng đều hoan hỷ (mỹ) chấp nhận. - LỜI NÓI CHÂN, THIỆN, KHÔNG MỸ.
Tức là lời chân thật, có lợi cho người nghe nhưng không làm cho họ vui lòng. Đó là trường hợp "trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hạnh". Lời nói không mỹ ở đây có hai nghĩa: một là lời nói thô lỗ, hai là tuy không thô lỗ nhưng làm cho người nghe khó chịu. Có khi vì lời nói cộc cằn làm cho người nghe nổi giận, nhưng có khi lời nói lễ độ mà vẫn chạm tự ái kẻ khác. - LỜI NÓI CHÂN, MỸ, KHÔNG THIỆN.
Tức là lời nói chân thật, đẹp lòng người nhưng vô ích. Như kể một chuyện tuy thật và làm cho người nghe vui tai nhưng không đem lại lợi ích gì cả, có khi chỉ làm mất thì giờ hoặc thậm chí còn có hại. - LỜI NÓI CHÂN, KHÔNG THIỆN, KHÔNG MỸ.
Tức là lời nói chân thật nhưng vô ích và làm người nghe bực mình. Nhiều người bất cứ nghe thấy chuyện thị phi ở đâu cũng đem kể lại cho bạn bè, thân thuộc nghe. Hoặc có người lại thường đem những chuyện đời tư nói với người khác để khoe khoang thành công hay phân bua thất bại của mình. Những chuyện đó tuy là sự thật, nhưng không ích gì cho người nghe, và chỉ làm phiền lòng họ. - LỜI NÓI KHÔNG CHÂN, NHƯNG THIỆN VÀ MỸ.
Tức là lời không đúng sự thật nhưng có ích lợi và làm người nghe hoan hỷ. Như trường hợp vì cứu người nào đó (thiện) mà phải nói dối (không chân) và nhờ nói khéo léo nên người nghe vui lòng (mỹ). - LỜI NÓI KHÔNG CHÂN, KHÔNG THIỆN NHƯNG MỸ.
Tức là lời nói giả dối, vô ích nhưng người nghe lại thích. Nhiều người nói ba hoa, khoác lác vô tích sự, thế mà vì có tài ăn nói khéo léo, thông suốt nên ai cũng thích nghe. - LỜI NÓI KHÔNG CHÂN, KHÔNG MỸ NHƯNG THIỆN.
Tức là lời nói dối, khó chịu, nhưng có lợi cho người nghe. Ví dụ như một người mẹ muốn cho con mình học giỏi (thiện) đã la mắng (không mỹ) và dọa đứa bé nếu không học thuộc bài sẽ bị đuổi ra khỏi nhà (không chân). - LỜI NÓI KHÔNG CHÂN, KHÔNG THIỆN, KHÔNG MỸ.
Là lời nói giả dối, vô ích và làm người nghe bực tức. Như trường hợp nói vu khống, nhục mạ, hoặc nói thêu dệt để chia rẽ người khác. Đó là lời nói của người dối trá, hung ác, và thô lổ.
- Phát biểu đúng lúc (Kālavādī):
Như chúng ta đã thấy ở trên, có khi một lời chân thật nhưng không được phát biểu đúng lúc thì thành ra vô ích hoặc làm cho người khác bực mình. Người thiện trí phải tế nhị để áp dụng lời nói của mình đúng chỗ, đúng lúc. - Hợp với sự thật (Bhūtavadī):
Bậc thiện trí thức nói một lời phải dựa trên sự thật, không ngụy biện, không lừa dối. Tuy vậy nói sự thật chưa đủ, cần phải có điều kiện sau đây bổ túc: - Đem lại lợi ích (Atthavādī):
Lời nói phải có mục đích và ý nghĩa của nó, dù là lời nói chân thật nhưng không có mục đích đem lại lợi ích cho ai, thì đó cũng là lời nói nhảm nhí, vô dụng. - Thích ứng với đạo lý (Dhammavādi):
Dhamma ở đây có nghĩa là đạo lý. Lời nói hợp đạo lý có nghĩa là phải hợp lý, hợp tình và hợp với chánh pháp. - Hợp với đạo đức (Vinayavādi):
Giá trị của lời nói còn phụ thuộc tính cách đạo đức của nó. Nếu một lời nói có đủ bốn yếu tố trên nhưng không hợp với luật pháp hay luân thường đạo lý thì vẫn nguy hiểm. Trong phần phân tích tám lời nói trên, chúng ta dùng chữ thiện với nghĩa hữu ích. Nhưng đôi khi có lợi ích chưa hẳn là thiện, như khi nói trục lợi, vụ lợi người ta thường dùng với nghĩa bất thiện. Vì vậy lời nói thiện phải vừa có ích vừa lương thiện, nghĩa là phải hợp với đạo đức nữa mới được.
Trích Con đường hạnh phúc - Viên Minh & Trần Minh Tài
http://www.tuvienquangduc.com.au/coban/20cdhp17.html