26/12/15

Chuyến hành trình từ thiện trở lại Cẩm Mỹ - Đồng Nai ngày 20-12-2015

Trở lại Cẩm Mỹ-Đồng Nai, cũng theo nguyện vọng của tài trợ chính, cùng đồng hành với nhóm hành trình từ thiện chúng tôi lần này có cả Soeur Minh Tâm là Trưởng nhóm Thiên khí Năng VN. Đây là chuyến từ thiện lần 2 đối với nhóm và mang tính chất đem lại chút ít quà lễ Giáng Sinh cho các gia đình có người bị liệt, với ước mong cho họ được bình yên sức khỏe vào những tháng ngày cuối năm. Quà được chia 10 phần, mỗi phần có: 20 kg gạo, 2 nước mắm, 1kg đường, thịt Chà Bông. Chuyến đi này được Soeur Minh Tâm chuẩn bị chu đáo thêm những thảo dược trị bệnh gồm có: Lá Neem, Dầu Neem, Dầu Dừa, Rượu Ớt, Gia bị siêu bổ, Trà Phấn Ong tăng cường sức khỏe,.. hỗ trợ điều trị bệnh phần nào cho những trường hợp tai biến mạch máu não gây bị liệt, lở loét ngoài da do nằm giường lâu dài không đi lại được, Viêm nhiễm trùng nội tạng do hệ miễn nhiễm suy yếu .v.v… Cũng nhờ vậy chuyến đi tăng thêm nhiều ý nghĩa hơn nữa.

Để đến trực tiếp với những gia đình có người bị liệt cả cũ lẫn mới, nhóm nhờ Mẹ của em Duy hướng dẫn. Mặc dù em Duy (bị liệt) hiện đang nằm viện Đa Khoa Cẩm Mỹ cả tháng nay và đang được Mẹ của Duy lo lắng ở bệnh viện để điều trị thoát vị đĩa đệm, nhưng mẹ Duy cũng tích cực theo nhóm hướng dẫn đi đến từng nhà thăm hỏi và phát những phần quà và thảo dược điều trị bệnh.

Sau đây là các hoàn cảnh các gia đình có người bị khuyết tật bại liệt được nhóm cùng với Soeur Minh Tâm đến thăm:

1/ NGUYỄN TIẾN DUY (Nam 36 tuổi):
Đến bệnh viện Đa Khoa Cẩm Mỹ Soeur và nhóm được mẹ Duy đón và hướng dẫn lên phòng thăm Duy trong bệnh viện. Hiện tại Duy vừa mới được Bác sĩ cho ngưng truyền nước biển sau cả 1 tháng điều trị chứng viêm bàng quang. Chân Duy thì có hiện tượng nổi phù tại ống quyển có chiều hướng hoại tử, phải truyền 120 chai nước biển liên tục, thật là 1 con số ấn tượng đối với những ai chưa từng như vậy. Soeur đã trao tận tay và hướng dẫn cho mẹ Duy cách điều trị cho Duy khi nào được xuất viện về nhà nghỉ dưỡng, sẽ uống thêm Trà Lá Neem, Rượu Ớt nhằm duy trì được nhiều tháng không bị viêm nhiễm lở loét, nóng sốt, giúp cho gia đình thêm vững tin nhờ có thảo dược hỗ trợ điều trị thay thế cho việc uống thuốc Tây dài hạn không tốt.

Nhóm thăm Duy tại Bệnh Viện Đa khoa Cẩm Mỹ


Soeur hướng dẫn các thảo dược: Dầu Neem, Lá Neem cho mẹ Duy

2/ PHẠM VĂN TẦN (Nam 60 tuổi):
Ông bị tai nạn xe lúc 17 tuổi và đã điều trị bệnh trong vòng 1 năm, sau đó Ông bị sốt kéo dài mấy ngày dẫn đến chân tay không cử động được phải nằm một chỗ, lúc đó cha mẹ Ông mất sớm nên không ai chăm sóc, vệ sinh cho Ông. Hiện tại có 1 người em trai của Ông ở gần bên nhà lo cho được bữa cơm.

3/ ĐINH VĂN THẢO (Nam 70 tuổi):
Ông Thảo bị rắn cắn tàn phá cơ thể phải cắt cụt một chân và một chân bị liệt và chỉ nằm một chỗ, ăn cơm cũng rất ít. Nhóm đến thăm Ông Thảo lần này là lần 2, Ông vẫn khỏe và vẫn còn nhớ mặt vài thành viên trong nhóm từ thiện lần trước đến cho Ông những món quà gì.

4/ TRẦN THỊ HẬU (Nữ 62 tuổi):
Dù tuổi đã lớn nhưng bà Hậu phải đi làm phụ hồ kiếm sống, trong khi làm do bất cẩn nên bị máy cuốn nửa bàn tay dập nát nên phải cắt bỏ ½ bàn tay. Bà còn một đứa con 21 tuổi đang làm thuê hàng tháng thu nhập được 3.000.000đ/tháng, hiện tại gia đình Bà gặp khó khăn phải trông cậy vào con trai giúp đỡ cho gia đình.

5/ HOÀNG QUỐC KHÁNH (Nam 42 tuổi):
Khánh bị tai biến nên liệt phải nằm 1 chổ, vợ bỏ đi. Mẹ của Khánh thì mắt mờ, đau nhức toàn thân ,.. phải 1 mình chăm cho con. Gia đình không đủ tiền chữa chạy nên phải nhờ xunh quanh cho ở tạm 1 góc cửa ngoài nhà.


Soeur cho Lá Neem, dầu Neem và rượu ớt và hướng dẫn cách xoa bóp vùng mặt
chữa trị nhức đầu mất ngủ cho mẹ của Khánh

6/ HUỲNH LƯU (Nam 70 tuổi):
Ông bị tai biến thần kinh não, từ đó ông không nói được nữa, ăn ít chỉ nằm một chỗ không đi đứng được nhờ đến gia đình chăm sóc. Hiện tại Ông được nhà nước hỗ trợ cho Ông ngôi nhà tình thương khỏi phải thuê nhà ở nên cũng đỡ một phần chi phí.

7/ NGUYỄN VĂN HUYỀN (Nam 65 tuổi):
Ông bị bệnh từ nhỏ tê liệt hai chân chỉ đi bằng đôi tay và hai đầu gối, hiện tại Ông được Mẹ chăm sóc. Mẹ Ông cũng già yếu, gia đình chỉ có hai mẹ con hoàn cảnh thì khó khăn không có đủ quần áo để mặc thật đánh thương.


8/ MẠNH CƯỜNG (Nam 65 tuổi):
bị bại não bẩm sinh không ăn được nhiều, cả ngày chỉ ăn được 1 chén cơm. Anh còn một người già 78 tuổi bà cũng bị bệnh, cách đây 2 năm bà không còn đi lại được nữa phải ở nhờ nhà con rể, có khi con rể đuổi đi, ăn cũng không có ăn nhờ vào những nhà hảo tâm tài trợ cho hai mẹ con Anh để sống qua ngày.


9/ ĐẶNG THỊ KIM LÝ (Nữ 22 tuổi):
Em bị bệnh bại não từ nhỏ, không nói, không nghe được, người khác nói cũng không nhận thức được gì, chỉ biết la hét, bò xung quanh, ăn cơm phải nghiền ra rồi đúc ăn. So với đợt đầu mà nhóm đến thăm thì hiện tại Em có biến chứng nặng hơn chỉ nằm không ngồi được nữa.

Sau khi từ thiện tại các gia đình ở Cẩm Mỹ, nhóm tranh thủ chụp hình kỷ niệm chung với Soeur và Mẹ của Duy:

Cẩm Mỹ-Đồng Nai 20-12-2015
Nhóm "Hành Trình Từ Thiện"


23/10/15

Chuyến hành trình từ thiện madaguil 18-10-2015

Nằm trên mặt tiền Quốc Lộ 20, cách Tp.HCM 152km, cách Đà Lạt 148km, Trung tâm bảo trợ trẻ mồ côi Madagui với diện tích rộng khoảng 1.8ha nằm trong vùng khí hậu mát mẻ trong lành giữa vùng đồi núi có độ cao tăng dần từ 150 - 500m, 2 bên đường quốc lộ 20 vòng quanh co là các dãy núi nhỏ liên hoàn tạo nên 1 quang cảnh đẹp trước mặt chúng tôi, lại được bao quanh bởi một hệ thống sông suối và hang động, cùng với thảm động - thực vật phong phú.


Nhóm chúng tôi xuất phát từ TPHCM phải mất 4 tiếng đồng hồ mới tới được Trung tâm bảo trợ trẻ mồ cô tại Đèo chuối. Trung tâm tọa lạc gần khu du lịch Madaguil khoảng 800m phía bên trái đường.


Tiếp đón đoàn, Cô Kiều – Giám đốc Trung Tâm cho biết:
Trung tâm trẻ mồ côi được thành lập năm 2007, do Sư Thầy ở chùa Kỳ Quan-Komtum sáng lập cho các em. Trường gồm có 58 em: Lớn nhất là 16 tuổi; Nhỏ nhất là 4 tháng; 11 em bại não có nhiều dạng, 1 em lớn nhất 16 tuổi bị mù hai mắt không đi đứng được vệ sinh một chỗ; còn 30 em là dạng mồ côi cha mẹ trung tâm tạo điều kiện cho các em đến trường học. Khi các em đi học về có em thì phụ giúp các cô ở trung tâm làm nhang, làm vòng đá đeo tay các loại đá để bán cho có thu nhập cho em đến trường học và trang trải thuốc men viện phí cho các em không được khỏe mạnh. Trung tâm gồm có 11 cô phụ mẫu, việc ăn ở của các em thì cô Kiều đại diện trung tâm trẻ mồ coi vận động mạnh thường quân cùng tỉnh Lâm Đồng, nhà hảo tâm hỗ trợ phần nào cho các em. Các cô đều ở các tỉnh Lâm Đồng đến trung tâm phụ giúp Cô Kiều nuôi dạy chăm sóc các em. Chi phí mỗi tháng phải chi 60.000.000 đồng/tháng. Danh sách các trẻ mồ côi, khuyết tật:

Các trẻ phụ giúp nhóm chuyển hàng từ thiện (gạo, đường, nước mắm, mì gói,..) vào bên trong sảnh:

Hai thành viên nhí trong nhóm cũng giúp chuyển gạo xuống xe đẩy chuyển hàng:


Một số hình ảnh thăm trẻ mồ côi của nhóm:






Thăm khu dạy nghề: làm nhang, vòng đeo tay, dạy vi tính,..



Chia tay trung tâm, nhóm chụp lưu niệm với Cô Kiều và các trẻ:

Madagui 18-10-2015
Nhóm hanhtrinhtuthien.blogspot.com

8/9/15

Chuyến đi từ thiện Trung tâm mồ côi Chùa Huệ Đức tỉnh Bình Thuận 30-08-2015

Lúc 4h sáng ngày 30-8-2015, nhóm từ thiện chúng tôi tập trung tại điểm khởi hành để chất các thùng mì, dầu ăn, sữa hộp,… lên xe và khởi hành hướng đến Chùa Huệ Đức ở xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Dọc theo quốc lộ 55, vượt qua đoạn vào khu du lịch Bình Châu khoảng thêm 15km, nhóm chúng tôi tranh thủ ghé vào cửa hàng bên đường mua thêm gạo chất lên xe để vận chuyển tới Chùa. Khi đến nơi chúng tôi nhận thấy khuôn viên chùa rất rộng thoáng, tuy vậy 1 số chỗ trên nóc nhà chùa bị dột.




Tiếp đón nhóm chúng tôi là các chị phụ trách lo cho các bé, còn Sư trụ trì Thích Đồng Khánh đã có công việc đi TPHCM lúc 1h sáng. Các chị hướng dẫn chúng tôi vào các phòng phân phát sữa và bánh cho những trẻ nhỏ nhất trong Chùa. Khi nhận được bánh và sữa hộp, các bé do còn nhỏ quá nhưng vẫn tìm cách mở hộp sữa trông rất dễ thương, có bé tìm cách sử dụng ống hút cắm vào hộp để uống sữa. Sau đó phải nhờ đến các chị phụ trách rót ra từng bình sữa để các bé uống.








Theo lời giới thiệu về Chùa của chị phụ trách: Chùa Huệ Đức, hiện tại do Đại Đức Thích Đồng Khánh làm trụ trì, hiện nay đang nuôi dưỡng 45 trẻ em mồ côi bị bỏ rơi. Trong chùa hiện nay đang có 1 bé 22 ngày, 1 bé 2 tháng, 1 bé 4 tháng, 1 bé 6 tháng, 1 bé 16 tháng, 3 bé 2 tuổi, 3 bé 4 tuổi, 2 bé 5 tuổi, 16 bé từ 6 – 10 tuổi, 7 bé từ 11 – 20 tuổi, 2 bé bị bệnh do chất độc da cam, 3 bé bị bệnh thần kinh có epilepsi. Chùa chỉ có 1 Toilette và 1 phòng tắm cho 45 cháu. Mỗi ngày chùa phải chi phí cho 45 cháu khoảng 1 triệu đồng lo các chi phí cho các trẻ. Nhóm cũng được các chị hướng dẫn qua thăm khu các trẻ nhỏ vừa mới sinh ra được vài tháng nhưng cha mẹ đã bỏ tại Chùa. Cháu lớn tuổi nhất đã được Sư Thầy cho lên TP đi học. Thầy trụ trì Thích Đồng Khánh rất am hiểu về đông y nên ngoài thời gian lo việc của Chùa còn đi khám bệnh bắt mạch, bốc thuốc chữa trị bệnh cho bà con gần xa.




Đến gần trưa thì nhóm chúng tôi cũng hoàn tất việc thăm và phát quà từ thiện. Tạm biệt các bé và các chị phụ trách của Chùa, nhóm tiếp tục lên đường hướng ra biển Cam Bình tranh thủ tắm biển và nghỉ ngơi, nấu cơm ăn trưa tại bãi biển. Sau đó nhóm chúng tôi lại tiếp tục lên đường đến tham quan Dinh Thầy Thím và dâng hương cầu nguyện. Đến chiều khoảng 16h nhóm lên xe xuất phát hướng về TPHCM.





Sống !

Bài thơ Sống dưới đây là một bài thơ mà người viết (MTA) đã sưu tầm được từ lâu lắm rồi. Lâu đến mức chẳng còn nhớ được xuất xứ từ đâu hay của ai nữa. Sau đó cũng đã vài lần tình cờ biết được thêm về bài thơ này. Nào là bài thơ này được viết trong…tù của một tay giang hồ hảo hán, nào là bài thơ của những người CM năm xưa..v..v..Có nghĩa là chẳng biết gì hơn về bài thơ này….Chỉ biết rằng đây là một bài thơ hay và đầy ý nghĩa.

Chỉ có 8 câu thơ (lộn xộn gồm có cả câu 7 chữ, câu 9 chữ) gần giống như một bài thơ bát tuyệt, bát cú (tám câu tám chữ), cũng giống thể thơ xưa với giai điệu lên trầm xuống bổng, hùng tráng với nhiều hình ảnh so sánh ví von…Nhưng điều hay nhất của bài thơ chính là ý nghĩa mà nó đã răn dạy. Như một lẽ sống, một ý chí vươn lên làm Người, một Con Người xứng đáng làm Người, và một Cuộc Sống xứng đáng để Sống.

Xin giới thiệu bài thơ này.

Sống !

Sống không giận, không hờn không óan trách
Sống mỉm cười để thử thách với chông gai.
Sống vươn lên cho kịp ánh nắng mai
Sống trong giữa muôn người không biết sống.
Sống là động nhưng không dao động,
Sống là thương nhưng chằng vấn vương.
Sống hiên ngang nhưng chẳng khác thường,
Sống để đời nói mình biết Sống.
Vô danh

Bài thơ gồm có 8 câu thơ vừa uyển chuyển vừa mạnh mẽ, răn dạy con người hãy cố gắng Sống trên đời sao cho đúng nghĩa Sống…Đó cũng là câu kết rất hay của bài thơ trên. Câu kết của một bài thơ tràn ngập những điều tưởng như trái ngược nhau những lại hòan tòan là hợp lý, hợp lẽ, hợp với đạo nghĩa, và hợp với cả đạo Trời Đất. Câu kết chấm hết bài thơ tòan những lời thề, lời tuyên ngôn này cũng bằng một lời thề vô cùng khó khăn nhưng cũng vô cùng đơn giản rằng : Sống ở trên đời này thì hãy sống làm sao đó để :”…Đời nói mình biết Sống”.

Nhưng gần đây, tình cờ người viết bài này (MTA) đã phát hiện được nguyên bản của bài thơ trên. Và nguyên bản lại xuất phát từ cửa Phật, do các phật tử ghi lại từ nhiều đời trước. Bài thơ nguyên gốc dài hơn, thấm đậm tình thương bao la của nhà Phật, cùng với những điều răn dạy phật tử..v..v…

Nhưng cũng chính vì thế mà bài thơ đã mất đi vẻ hào hùng, khẳng khái của một con người quyết chứng tỏ mình vươn lên như bài thơ ngắn lúc đầu. Và cũng không có câu kết rất hay, rất có ý nghĩa như bài thơ đầu.

Tuy nhiên có thể có ngựời thích bài thơ ngắn trên vì nó có vẻ Đời hơn, mà cũng có thể có người thích bài thơ nguyên bản vì nó có vẻ Đạo hơn. Nên để “công bằng” cho cả hai bài thơ, người viết (MTA) xin đăng nguyên bản bài thơ gốc…

Sống

Sống không giận, không hờn, không óan trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai
Sống an hòa với những người chung sống
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống yên vui danh lợi mãi coi thuờng
“Tâm bất biến” giữa dòng đời “vạn biến”

Thương ghét – trong lòng mãi vấn vương
Hơn thua được mất – chuốc thêm phiền
Vui buồn chẳng qua – như gió thỏang
Tốt xấu khen chê – chi một lời
Quẳng gánh lo đi – nhẹ cuộc đời
Hành trang chuẩn bị - kiếp lai sinh
Công danh tài sắc – như sương khói
Buông xả đi rồi – sống thảnh thơi

Nhịn đời để tấm thân yên
Nhịn sự hơn thua khỏi lụy phiền
Nhịn kẻ hung hăng lòng độ lượng
Nhịn lòng háo thắng cõi thần tiên
Nhịn cha nhịn mẹ con hiếu thảo
Nhịn vợ nhịn chồng gia đình đầm ấm
Nhịn anh nhịn chị - anh chị hòa
Nhịn xóm láng giềng nghĩa tâm giao
Nhịn ăn nhịn ngủ đãi khách lỡ đường .
Nam mô lòng sở nguyện cầu
Chứng cho bá tánh muôn sầu tiên tan.

TT NGHIEN CUU LY HOC DONG PHUONG

25/8/15

Sân là gì?

DOSA nghĩa là sân hận. Nhưng theo đúng Phạn ngữ ta có thể diễn dịch là GIẬN DỮ và LÀM HẠI NGƯỜI. Sân hận là một trong Tam Độc.

Hỏi: Quả của sân hận như thế nào?
Đáp: Rất dễ hiểu: Người sân hận thường hay có nhiều oan trái oán thù, hằng tâm nóng nảy không an tịnh thảnh thơi.

Hỏi: Do đâu mà tâm trở nên sân hận?
Đáp: Sự sân hận sanh lên do một nguyên nhân rất nhỏ, như sự tham lam, chẳng khác nào một đám rừng cháy dữ dội chỉ do nơi một đốm lửa nhỏ. Vì vậy nên Dức Phật có dạy người ta không nên dể-duôi cho đốm lửa nhỏ không hại gì.

Hỏi: Vậy sự sân hận sanh lên do nơi một điểm nhỏ là điểm gì?
Đáp: Do nơi ARATI sự bất mãn. Đây tôi xin nêu ra nguyên nhân sanh sân hận:
1. ARATI: Bất mãn.
2. PATIGHA: Bực tức.
3. KODHA: Sân.
4. DOSA: Sân hận.
5. BYÀPÀDA: Cột oán thù.

Khi quý vị trông thấy sự trình bày trên thì quý vị đã nhận thấy sự đi tuần tự của tâm sân hận. Đây tôi xin giải từng chi tiết để quý vị dễ nhận xét.

1. Nguyên nhân sanh sân hận
  1. ARATI: BẤT MÃN: Nguyên nhân sanh ra sân hận (giận dữ) trước hết nó do nơi sự không ưa, tức là sự bất mãn, cũng như lòng tham lam sanh lên do nơi sự ưa thích vậy.

    Hỏi: Vậy sự bất mãn do nơi đâu sanh ra?
    Đáp: Sự bất mãn này sanh lên do nơi lòng ham muốn cho vừa ý mình; khi không vừa ý mình, hay không toại nguyện, thì sanh ra sự bất mãn. Khi sự bất mãn sanh trong tâm ta cũng chưa gọi là một tai hại, nó chỉ làm cho tâm ta không thỏa mãn thôi. Nếu ta không diệt trừ nó từ bấy giờ, thì nó sẽ đi lần đến PATIGHA: Bực tức.

    Hỏi: Nếu ta muốn diệt trừ sự bất mãn thì phải làm sao?
    Đáp: Phải dùng ngay YONISOMANASIKÀRA nghĩa là dùng trí nhớ có trí tuệ kèm theo quan sát tâm từng sát-na. Ý tôi muốn nói có trí nhớ như có ông quan canh cửa thành, vị nầy biết rõ người nào nên cho vào thành, người không nên cho vào, và người nên bắt giữ lại. Nếu để những kẻ bất lương xâm nhập vào thành, thì nó sẽ quấy rối nhân dân trong thành không làm ăn gì được. Và cũng có thể hại cho nhà vua, hại cho cả quốc gia.

    Quốc gia đây ví như thân người, có thành trì chắc và có sáu cửa ra vào là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Còn tâm thì ví như nhà vua. Khi người có trí nhớ canh nơi các cổng thành, không cho các đề mục bên ngoài xâm nhập vào làm cho tâm nhơ đục, hay là trí nhớ biết rằng đề mục nầy nếu đem vào tâm, thì làm cho tâm trở nên nhơ đục. Nhơ đục đây có ý nói là bất mãn, bực tức, sân, sân hận và oán thù.

    Hỏi: Vậy cái gì nhận biết đề mục? Cái gì nhận biết là đề mục xấu làm cho tâm nổi phiền não, nếu không phải là tâm?
    Đáp: Sự nhận biết ở sáu cửa không phải là tâm, mà gọi là thức. Khi thức có trí nhớ và trí tuệ giúp vào thì thức ấy biết rằng đề mục nào làm cho tâm bất mãn, rồi đi lần đến sân hận, oán thù. Trí nhớ và trí tuệ sẽ làm cho tâm và thức nhận biết cái hại của sân hận oán thù.

    Hỏi: Nhược bằng trí nhớ không thể ngăn đón đề mục ấy tâm đã bất mãn rồi nó sẽ ra sao?

  2. PATIGHA: BỰC TỨC:
    Đáp: Tâm sẽ đi đến chỗ bực tức. Khi sự bực tức đã sanh lên, thì tâm không còn sáng suốt nữa, khi ấy tâm chỉ thiên về một bên là nghĩ rằng ta phải. Tâm bực tức làm cho con người khó chịu, đây là nguyên nhân nổi lửa sân. Người muốn diệt trừ ngay sự bực tức trong lúc nầy phải có sự DAMA nghĩa là dạy tâm.

    Hỏi: Phải dạy bằng cách nào?
    Đáp: Có nhiều cách dạy tâm, nhưng rất khó làm cho nó vắng lặng liền được, là vì nó đang nóng nảy, ta phải cố xa lánh chỗ nào đang làm ta bực tức, để ta xa lánh hoàn cảnh bên ta, rồi hãy nhớ niệm một trong 40 đề mục tham thiền. Khi tâm trở lại bình tĩnh, thì người lại nhận thấy ngay cái hại của sự bực tức, là sẽ đem lại nhiều sự bận lòng, oán thù, oan trái v.v…

    Riêng tôi thì tôi lại đi tìm một nơi nào mát mẻ, hay đi uống nước mát từ hớp một cho tâm tôi lần trở nên yên tịnh, chừng ấy mới nghĩ tới cái hại của lòng sân hận, và quả báo của sự không sân hận.

    Hỏi: Nếu ta không thể dằn được sự bực tức, tâm sân lại phát sanh, ta phải làm cách nào trừ sân? Hiện tượng của sân ra sao?

  3. KODHA: SÂN:
    Đáp: Sân tức là giận, nó làm cho tâm rất nóng nảy, mất hẳn sự bình tĩnh, mặt biến sắc, tay chân run, khi nói tiếng đổi giọng.

    Sân gây hại rất nhiều, vì khi sân đã sanh lên, thì tâm chỉ biết làm hung dữ, sân đem lại đủ các tác hại cho mình. Đức Thế Tôn có dạy sân là một vật rất nhơ bẩn, hôi thúi, một khi tâm đã sân rồi, thì không còn phân biệt phải quấy, tâm trở nên đen tối và có thể gây ba điều hại:

    1.- Sân làm cho tâm đen tối.
    2.- Sân làm cho tâm làm việc không hay, nhất là làm mất phẩm hạnh.
    3.- Sân thường làm cho việc làm hư hỏng.

    Nếu ta muốn nhận định được ta thì ta nên xét từ bên trong ta (tức là tâm ta) như thế nào rồi xét đến hạnh kiểm, cuối cùng xét đến việc làm của ta. Còn muốn nhận định cho biết rõ người ngoài ta, thì ta phải xét ngược lại, nghĩa là nên xét việc làm, rồi xét hạnh kiểm, cuối cùng mới xét đến tâm.

    Người có tánh sân vốn ít có bạn, vì ít người dám giao tiếp. Khi người ấy làm lớn, thì càng tai hại nhiều, vì những người dưới quyền ít muốn gần và cũng không khi nào dám nói gì dầu cho khi họ biết rằng ông chủ làm việc sai lầm.


2. DIỆT SÂN

Có ba phương pháp diệt sân:

1.- Làm thế nào chận đứng sân.
2.- Khi đã sân rồi thì làm thế nào dập tắt được.
3.- Làm thế nào dứt được sân cho không còn sân nữa.

Trước hết tôi xin nhắc lại: bệnh tinh thần là tham lam, sân hận và si mê, thường làm cho chúng ta đau khổ, thất vọng, buồn rầu và cũng là nhân đem lại luân hồi, chỉ có vị lương y đại tài là Đức Phật tìm ra phương pháp trừ bệnh ấy. Vậy nên tôi giải đây là phương pháp là do nơi những phương pháp và các phương thuốc để trị bệnh của vị Bác sĩ đại tài ấy.

  1. Phương pháp ngăn ngừa Sân

    Bước đầu tiên ta nên ngăn đừng cho sự bất bình phát sanh, vì lẽ ngừa bệnh hơn chữa bệnh. Khi biết mình sân, thì lập tức niệm về số tức quan, tức là đếm hơi thở. Nếu khi ta biết sự bất mãn đã sanh lên, nên niệm một trong 40 đề mục tham thiền. Khi ta đã niệm một đề mục nào chính là ta cố đem tâm ta ra ngoài hoàn cảnh ta đang ở, ý tôi muốn nói đem tâm ra khỏi đề mục làm cho ta bất mãn. Sự bất mãn ví như lửa của diêm quẹt, ta có thể thổi tắt được, không phải gọi đến hàng xóm đến phụ dập tắt.

  2. Phương pháp dập tắt Sân

    Khi sân sanh lên, ta dập tắt liền. Để cho dễ hiểu tôi xin ví dụ: Bất mãn ví như lửa của diêm quẹt, ta có thể thổi tắt được; nếu không dập tắt khi lửa còn ở trạng thái diêm quẹt, mà để đến giai đoạn bực tức thì lửa bắt đầu cháy mùng; lửa cháy mùng vẫn còn chữa được; nhưng đến đây, nếu ta không chữa kịp thời, thì lửa cháy tới vách; lửa cháy vách đây ví như sân, nếu không cố chữa cho được, thì nó sẽ cháy đến nóc nhà ví như lửa sân hận. Khi tới nóc mà không gọi xe chữa lửa đến thì lửa sẽ cháy hết nhà, lửa cháy mãnh liệt như thế, khó mà dập tắt được; đến đây lửa đó ví như là sự oán thù vậy.

    Như đã nói ở trên, khi người nổi sân, thì không còn đủ sáng suốt để phán đoán việc gì cả. Người ấy thiếu hai pháp là trí nhớ và biết mình, nên để cho những đề-mục ác xâm nhậpvào tâm. Sự thật tâm của chúng ta hành động rất là nhanh chóng, không có gì sánh bằng, mà ta lại thiếu trí nhớ và không biết mình, thì càng nguy hiểm. Khi tâm ta đang sân, đang gây gổ với người khác, trong lúc ấy có một khoảng nào rất ngắn trong tâm ta trở nên bình tĩnh, nhận định thấy mọi việc, nghĩa là sáng suốt, nếu ta có đủ trí nhớ và biết mình, nhân cơ hội ấy đàn áp được lòng hận nghĩa là ta tránh đi nơi khác, nhất là niệm một đề-mục thiền định, hoặc dùng trí tuệ quan sát thấy tội của sân; và nghĩ đến vô thường, khổ não, vô ngã, khi thấy tâm ta sẽ an-tịnh.

  3. Phương pháp dứt bỏ Sân

    Phương pháp nầy là phương pháp dạy tâm cho trở nên bình tĩnh trong các trường hợp và nên làm cho tâm mát mẻ. Khi ta dạy tâm ta được an tịnh mát mẻ và điềm tĩnh trong các trường hợp làm cho mình sân, thì chẳng những bản thân ta được hạnh phúc an vui, mà vợ con ta, quyến thuộc, bạn bè, và người cộng sự với ta cũng an vui lây.

    - Xem mọi trường hợp là chuyện không không
    - Rải tâm từ
    - Tham thiền


3. OÁN THÙ

Sau sân hận là oán thù. Phạn ngữ gọi là BYÀPÀDA có nghĩa là sân hận và làm hại người có ý nói cột sự sân hận để có dịp hại người.

Quả của sự cột oán thù

Có nhiều người cho rằng cột oán thù là một chuyện tốt. Vì người làm hại thân nhân mình, thì mình phải trả thù là phận sự. Vì vậy người ấy cố tìm thế hại người thù cho đã giận.

Không nói ra nhưng ai ai cũng biết ý nghĩa của tiếng cột nên miễn giải. BYÀPÀDA có nghĩa là cột oán thù, ý nói cột dính người mà mình đã sân hận vào tâm cố ý làm cho người ấy bị khổ bất kỳ một trường hợp nào, hoàn cảnh nào.

Khi người đã cột oán thù rồi thì tâm luôn luôn phóng túng, và lo tìm cách để làm cho kẻ thù ấy bị khổ.

Theo Phạn ngữ chữ BYÀ có nghĩa là làm hại. PÀDA là sự hành động nghĩa là sự hành động làm cho người bị tai hại.

Người đời vì sự si mê che án nên hằng nghĩ rằng ta làm hại người, người ấy sẽ bị đau đớn khổ sở, thật là đáng. Người ấy thỏa thích với sự hành động của mình. Nhưng trái lại đó là một sự hiểu rất sai lầm. Vì người mà khổ sở đau đớn trước nhất, chính là người làm khổ cho người khác, chớ không phải người bị mình làm khổ. Khi mà người nào cột oán thù với người khác chính là người ấy đã đem tai hại vào lòng mình trước rồi.

Vậy người cột oán thù ấy có những điều gì hại?

- Người cột oán thù thường hay mất bình tĩnh, tâm trạng thay đổi không ngừng, khi niệm Phật cũng không thể làm cho tâm an tịnh được, tâm hằng nhơ đục. Người mà cột oán thù với ai rồi, thì chính người ấy đóng cửa nhà mình lại không cho lợi ích an vui vào nhà mình.

- Người mà đã cột oán thù rồi thì càng ngày càng ít có bạn lành và các bạn trước kia cũng lánh xa.

- Người nhiều sân hận oán thù không khác nào con tằm nhả tơ rồi quấn mình lại, kết cuộc chết vì tơ của mình. Người nhiều sân hận oán thù bị thất bại trong mọi hoàn cảnh cũng chỉ vì tính ấy thôi.

Sự cột oán thù ấy có thể chia ra làm ba hạng là:

1.- Cột oán thù cố làm hại người, vì người ấy đã làm hại ta.
2.- Cột oán thù cố làm hại người, vì người ấy đã làm hại quyến thuộc ta.
3.- Cột oán thù cố làm hại người, vì người ấy giúp đỡ người mà ta thù ghét.

Sự phát sánh lên oán thù do nơi ba điều khác nữa là:

1.- Hạng nặng: Làm hại người vì người xúc phạm đến ta.
2.- Hạng trung: Làm hại người vì người làm cho người ta thân yêu bị rắc rối.
3.- Hạng nhẹ: Làm hại người vì người ấy theo phe với người ta ghét.

4. Tóm lại

Xin quí vị hiểu rằng: Không phải người sân hận làm hại kẻ khác thôi. Trái lại trước hết người ấy làm hại bản thân mình mà người sân hận ấy không biết. Tại sao vậy? Vì người sân hận là người bị lửa phiền não thiêu đốt nóng này trong Tâm, nên không thể nhịn chịu được mới dùng lời nói hay việc làm để giảm bớt sự bực bội trong tâm, như thế người sân là người bị khổ trước hơn người bị làm hại. Lại có lắm lúc làm hại người ta không được mình càng thấy khổ và uất hận hơn. Người thường hay sân giận thì mau già, như thế ta thấy người ấy bị giảm thọ rồi, và người ấy dầu đẹp đến đâu cũng trở nên xấu. Vì vậy ta nên thương hại người sân hận hơn là giận lại họ, và ta cũng nên cố tránh lòng sân hận. Đã nói là độc thì sân hận không bao giờ đem sự an vui hạnh phúc đến cho mình.

Cái tai hại của lòng tham lam ví như nước lụt. Nếu lụt xảy đến tất nhiên có gây hư hại, nhưng dù sao cũng còn sót ít đồ vật. Còn cái hại của sân hận cũng như cháy nhà; khi nhà bị cháy thì khó mà còn vật gì lại, có còn chăng là chỉ còn một đống than.

Sân hận ấy là một thứ lửa nóng hơn các thứ lửa, mặc dầu là chất nóng của nguyên tử ắt cũng không bằng. Lửa bên ngoài chỉ thiêu đốt thân ta nóng nảy thôi, chớ lửa phiền não thiêu đốt lòng ta và còn làm cho ta phải sanh vào 4 đường Ác đạo.

Người có trí tuệ khi nhận thấy cái tai hại của lòng sân hận oán thù như đã giải trên, xin hãy cố gắng tu những pháp:

1.- Trí nhớ.
2.- Biết mình.
3.- Nhẫn nại.
4.- Từ bi.
5.- Trì giới.
6.- Tham thiền.

Đây là những pháp đối trị SÂN HẬN.

TAM ĐỘC VÀ PHÁP ĐỐI TRỊ - MAHA THONGKHAM MEDHIVONGS
url: http://www.budsas.org/uni/u-tamdoc/tamdoc02.htm

23/7/15

Chuyến đi từ thiện tại gia đình các em khuyết tật ở tỉnh Vĩnh Long 19-07-2015




Vượt qua cầu Mỹ Thuận rẽ trái đến trung TP Vĩnh Long, đi dọc theo quốc lộ 53, rẽ trái tỉnh lộ 903 đến Tân Long tại ngã ba Bình Phước rẽ trái, nhóm chúng tôi đi men theo cho đường nhỏ đến cuối con rạch là Ủy Ban Xã Bình Phước. Trời mưa lất phất, nhóm đợi khoảng 30 phút thì được 1 người quen cũ đến liên hệ cùng với Xã Bình Phước, gửi xe và chuyển hang xuống 4 xe honda mà họ cho mượn để vận chuyển đi qua cầu đúc đến các ngõ ngách ven con rạch trong xã để đến các gia đình có trẻ bị khuyết tật, bại não,...


Ấn tượng đầu tiên đối chúng tôi là cây cầu xây xiêu vẹo đầu tiên mà mình phải vượt qua bằng xe honda chở người và hàng từ thiện làm chúng tôi hơi lo lắng. Nhưng cũng nhờ người quen hướng dẫn và dẫn đường nên ai nấy rồi cũng vượt qua được.


Dọc đường trời lại mưa, nhóm phải trú mưa tại 1 nhà người dân gần đó, sau khi 1 thành viên cùng người hướng dẫn mua áo mưa về, chúng tôi lại tiếp tục đèo nhau trên những con ngựa sắt đi theo những con đường ngoằn ngoèo trơn trợt thật vất vả. Tới gia đình đầu tiên càng them ấn tượng vì nhóm phải bỏ giầy ra đi chân đất dọc theo con đường đất sình lầy dọc bờ ruộng và vượt qua cây cầu khỉ để vào 1 gia đinh đầu tiên, ai nấy càng lo lắng không biết phải tiếp tục hay ngưng. Nhưng rồi sau cùng cũng hoàn tất, nhóm băng qua cầu khỉ nối đuôi nhau từng người. Dần quen với những con đường đến những gia đình sau đó, chúng tôi đều phấn khởi vì trải nghiệm mới trên những con đường quanh co dọc bờ rạch trong không gian làng quê xa xôi nào đó.



Đến với 6 hộ gia đình có trẻ khuyết tật và bại não, chúng tôi cảm thấy chạnh lòng khi tận mắt chứng kiến những mất mát, những hy sinh của bậc cha mẹ từng ngày phải kiếm sống và phải nuôi nấng con mình suốt quãng đời. Cuộc sống nơi đây họ phải chỉ phải trông nhờ vào việc trồng trọt, làm ruộng,...




Sau hoàn tất xong việc từ thiện 14h30 nhóm ghé vào thăm nhà người bạn cũ dùng cơm trưa vào cháo gà, ai nấy đều ăn rất nhiều. Và đến 15h30 do đã trễ vì phải về thành phố dự tiệc cưới nên nhóm không có ghé tham quan khu du lịch Trường An như dự tính trước đó. Do đó 16h nhóm quay lại Ủy ban Xã Bình Phước và lên xe trở về TP.